Astaxanthin là gì? Khái niệm, nguồn gốc, và 14 lợi ích
04/05/2021
|
Viết bởi: Nucos Nhật Bản

Cùng Nucos Nhật Bản tìm hiểu Astaxanthin là gì, cũng như khả năng hỗ trợ chăm sóc da, hạn chế sự phát tán các tế bào ung thư cùng nhiều lợi ích tuyệt vời khác!

Astaxanthin là gì

Hiểu Astaxanthin là gì giúp bạn tận dụng nó hiệu quả và an toàn.

1. Astaxanthin là gì?

Astaxanthin là một sắc tố màu đỏ thuộc nhóm chất gọi là Carotenoid. Nó xuất hiện tự nhiên trong một số loại tảo và gây ra màu hồng hoặc đỏ ở cá hồi, tôm và các loại hải sản khác.
Tuy nhiên, hải sản có thể không phải là cách hợp lý nhất để có được lượng Astaxanthin tối ưu nhất. Nguồn hải sản phong phú nhất (như cá hồi mắt đen) chỉ có 4,5mg Astaxanthin trên mỗi Ounce (1 Ounce ~ 28.35 gam). Điều đó không đủ để thúc đẩy các lợi ích sức khỏe mong muốn.
Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người tìm đến thực phẩm chức năng hay trong các loại viên uống chống nắng, viên uống trắng da. Những loại thuộc họ tảo Pluvialis có lượng Astaxanthin khả dụng sinh học cao nhất. 3% sinh khối của nó là Astaxanthin tinh khiết. Trên thực tế, đây là chất bổ sung duy nhất đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt như một nguồn Astaxanthin an toàn và khả thi trong chế độ ăn uống.
Phaffia rhodozyma, một loại nấm men đỏ phổ biến và một số loài giáp xác là hai nguồn Astaxanthin tốt và có khả năng thương mại chính khác. Ngoài ra, còn có Astaxanthin tổng hợp được các nhà sản xuất truyền thống sử dụng để sản xuất màu thực phẩm và thức ăn cho cá.

Astaxanthin được dùng bằng đường uống để điều trị bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, đột quỵ, Cholesterol cao, bệnh gan, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, ngăn ngừa ung thư,... Nó cũng được sử dụng cho hội chứng chuyển hóa, là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường. 

Astaxanthin cũng được sử dụng để cải thiện thể chất, giảm tổn thương và đau nhức cơ sau khi tập thể dục. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng bằng đường uống để ngăn ngừa cháy nắng, cải thiện giấc ngủ và chứng khó tiêu, vô sinh nam, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và viêm khớp dạng thấp.

Astaxanthin bôi trực tiếp lên da để chống nắng, giảm nếp nhăn và cho các lợi ích thẩm mỹ khác. Trong thực phẩm, nó được sử dụng làm chất tạo màu cho cá hồi, cua, tôm, gà và trứng. Trong nông nghiệp, Astaxanthin được dùng làm thức ăn bổ sung cho gà đẻ trứng.

2. Astaxanthin hoạt động thế nào trong cơ thể bạn?

Astaxanthin là gì

Astaxanthin là một sắc tố tạo màu hồng hoặc đỏ ở cá hồi, tôm,...

 

Trong nội dung này, Nucos Nhật Bản sẽ giới thiệu cách hoạt động của Astaxanthin là gì.

Đầu tiên, cần khẳng định rằng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất Astaxanthin. Điều này có nghĩa là chúng ta phải lấy nó qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Các loại thực phẩm giàu Astaxanthin như cá hồi, tôm, tôm hùm, các loại hải sản khác,...
Một cách khá đơn giản và dễ hiểu, Astaxanthin là một chất chống Oxy hóa. Astaxanthin có khả năng chống Oxy hóa hiệu quả gấp 550 lần so với vitamin E, mạnh hơn gần 6.000 lần so với Vitamin C, gấp 550 lần so với trà xanh hoặc các chất Catechin khác.
Có thể nói, Astaxanthin là một trong những cách tốt nhất để bạn hấp thụ chất chống Oxy hóa vào cơ thể.
Như bạn có thể đã biết, chất chống oxy hóa rất quan trọng đối với cơ thể của bạn. Chúng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng, sức khỏe và thể chất của con người. Các hợp chất này có một số đặc tính chống viêm mạnh mẽ nhất.
Đặc tính chống Oxy hóa của Astaxanthin mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của nó, đặc biệt được sử dụng để giúp kiểm soát và điều trị nhiều loại bệnh như ung thư.
Về mặt sinh học, chất chống Oxy hóa là các phân tử nhanh nhẹn. Chúng có khả năng sửa chữa các tổn thương gây ra ở cấp độ tế bào bởi các phân tử không ổn định, có hại được gọi là gốc tự do. Các phân tử này liên tục được giải phóng trong quá trình trao đổi chất.
Hệ thống miễn dịch của chúng ta sử dụng một số gốc tự do nhất định để tiêu diệt vi rút, vi khuẩn và các vi trùng khác cố gắng lây nhiễm vào cơ thể. Nhưng thật không may, các gốc tự do chưa được thuần hóa cũng có thể phá hủy các tế bào tốt. Do đó, cần có một sự cân bằng tinh tế giữa các gốc tự do và chất chống Oxy hóa. Trên thực tế, nhiệm vụ của các chất chống Oxy hóa như Astaxanthin là kiểm soát các gốc tự do. Chất chống Oxy hóa sẽ giúp cho các gốc tự do ổn định và trung hòa, tốt hơn cho cơ thể.

3. Astaxanthin có ở đâu?

Những nguồn cung cấp dồi dào Astaxanthin là gì? Thông tin được thống kê chi tiết trong bảng bên dưới. Lưu ý, tỷ lệ phần trăm Astaxanthin được tính dựa trên cơ sở trọng lượng khô ( Dry Weight Basis).

Astaxanthin là gì

4. 14 Lợi ích của Astaxanthin

Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua xem một số lợi ích sức khỏe quan trọng của Astaxanthin là gì. Thông qua đó, bạn có thể bổ sung thực phẩm giàu Astaxanthin một cách có lợi nhất cho mình.


4.1. Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường

Astaxanthin là gì

Astaxanthin là một chất chống Oxy hóa rất tốt cho cơ thể giúp ngăn ngừa nhiều bệnh.

 


Bệnh tiểu đường xảy ra khi các tế bào Beta của tuyến tụy bị hư hỏng, bị viêm hoặc bị trục trặc. Khi các tế bào này bị phá hủy, tuyến tụy sản xuất rất ít hoặc hoàn toàn không sản xuất Insulin. Insulin là một loại Hormone hữu ích đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách sử dụng hoặc lưu trữ lượng đường và chất béo bạn tiêu thụ trong cơ thể.
Tình trạng Stress Oxy hóa do lượng đường trong máu cao là nguyên nhân hàng đầu khiến các tế bào β tuyến tụy chết hoặc hoạt động sai.
Đặc tính chống oxy hóa của Astaxanthin có thể giúp bảo vệ các tế bào Beta tuyến tụy bằng cách giảm Stress Oxy hóa và độc tính của đường trong máu. 

Astaxanthin cũng có thể giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh tiểu đường. Đồng thời, nó giúp giảm huyết áp cao và cải thiện quá trình chuyển hóa đường ở bệnh nhân tiểu đường loại 2.

4.2. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Astaxanthin có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó giúp kiềm chế Cholesterol LDL (cholesterol xấu) và tăng Cholesterol HDL (Cholesterol tốt) làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch.
Sử dụng Astaxanthin cũng có thể điều chỉnh Lipid máu, cải thiện mức độ Adiponectin và HDL, Cholesterol tốt. Hợp chất này cũng giúp tăng cường lưu lượng máu và tuần hoàn. Nó có thể giúp cải thiện độ dày và độ đàn hồi của thành động mạch, giúp điều hòa huyết áp và củng cố thành động mạch để ngăn ngừa suy tim do tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, Astaxanthin làm giảm Stress Oxy hóa trong máu và làm chậm quá trình đông máu.

4.3. Cải thiện huyết áp

Astaxanthin là gì

Astaxanthin hỗ trợ ngăn ngừa và giảm huyết áp cao

Mạch máu của bạn càng hẹp (động mạch bị tắc do Cholesterol LDL hoặc chất béo trung tính cao), huyết áp của bạn càng cao. Triệu chứng tăng huyết áp không được điều trị có thể trở thành một yếu tố tăng nguy cơ béo phì, bệnh tim và thậm chí đột quỵ.
Vậy trong trường hợp này, lợi ích của Astaxanthin là gì? Astaxanthin đã cho thấy tiềm năng to lớn trong việc ngăn ngừa và giảm huyết áp cao cũng như cải thiện các tác dụng liên quan. Đây là chất chống Oxy hóa giúp giảm Cholesterol xấu và nhờ đó ngăn ngừa tăng huyết áp. Astaxanthin cũng chống tăng huyết áp bằng cách giảm Stress Oxy hóa máu và làm giãn thành mạch.

4.4. Giúp kiểm soát lượng Cholesterol

Cholesterol cao là một tình trạng nghiêm trọng đặc trưng bởi việc có quá nhiều Lipoprotein mật độ thấp (LDL) trong máu. Bản thân Cholesterol có hại hoàn toàn. Nó được sản xuất tự nhiên bởi gan và được vận chuyển qua máu để tạo màng tế bào, Vitamin D và một số Hormone. Tuy nhiên, rắc rối sẽ bắt đầu khi có quá nhiều chất này trong máu. Bởi vì không tan trong nước, Cholesterol dư thừa thường lắng đọng trên thành mạch máu, đặc biệt là trên động mạch của bạn. Điều này có thể làm các động mạch hẹp và tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.
Việc bổ sung Astaxanthin vào chế độ ăn uống sẽ giúp giảm mức LDL cao. Một nghiên cứu cho thấy rằng dùng từ 6mg đến 18mg Astaxanthin mỗi ngày, đều đặn trong 84 ngày làm giảm nồng độ Lipid trong máu (thường liên quan đến mức LDL cao ở những người có nồng độ Cholesterol cao). Không chỉ vậy, nghiên cứu còn chỉ ra rằng Astaxanthin giúp tăng mức Cholesterol tốt.

4.5. Hỗ trợ tổn thương tim

Astaxanthin là gì

Việc sử dụng Astaxanthin có thể ngăn ngừa tổn thương tim.

Tổn thương tim phổ biến hơn bạn nghĩ và nó gây ra bởi vô số yếu tố. Một trong những nguyên nhân hàng đầu là nhồi máu cơ tim, huyết áp cao hoặc suy tim. Những gì xảy ra sau cơn đau tim có thể có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống, tuổi thọ và khả năng tái phát tình trạng ngừng tim.
Việc sử dụng Astaxanthin có thể ngăn ngừa tổn thương tim và làm giảm nhẹ hậu quả sau đó. Astaxanthin cũng có thể giúp khôi phục sự cân bằng giữa Oxit Nitric và Peroxynitrit. Sự mất cân bằng hai hợp chất này thường được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bất thường trong nội mạc, là lớp niêm mạc của động mạch và các mạch máu khác.
Bằng cách giảm căng thẳng Oxy hóa trong máu, Astaxanthin giúp bảo vệ nội mô và do đó “đảo ngược” hoặc ngăn ngừa tổn thương tim rộng, giúp sửa chữa các tổn thương tim mạch.

4.6. Hỗ trợ da

Astaxanthin là gì

Phytochemical thúc đẩy làn da trẻ trung, khỏe mạnh.

Lý do phái đẹp đặc biệt yêu thích Astaxanthin là gì? Đó chính là vì đặc tính chống Oxy hóa của Astaxanthin cũng vô cùng tốt cho làn da. Khi bôi tại chỗ, chất Phytochemical cũng thúc đẩy làn da trẻ trung, khỏe mạnh.
Việc kết hợp sử dụng Astaxanthin dạng uống và bôi tại chỗ có thể đóng một vai trò lớn trong việc giảm các đốm đồi mồi, làm mờ nếp nhăn và giúp phục hồi độ ẩm cho da. Tuyệt vời hơn nữa, nó có thể giúp chống lão hóa và bảo vệ làn da, ức chế sự khởi phát của ung thư da.
Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm chưa như viên uống trắng da của Nhật, viên uống chống nắng do Nucos Nhật Bản độc quyền nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam.

4.7. Giúp tránh bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh gan nhiễm mỡ xảy ra phần lớn do Stress Oxy hóa gây ra bởi tình trạng viêm nhiễm kéo dài trong gan. Nó thường liên quan đến các rối loạn chuyển hóa như béo phì và tích tụ lipid ở cấp độ tế bào.
Astaxanthin được biết là giúp ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Đầu tiên, nó hoạt động như một chất chống Oxy hóa giúp chống lại Stress Oxy hóa trong gan. Bằng cách loại bỏ các gốc dư thừa do rối loạn chuyển hóa, Astaxanthin giúp phục hồi chức năng gan bình thường và tránh tổn thương gan.
Nó cũng có thể hoạt động độc lập với các đặc tính chống Oxy hóa để bảo vệ sức khỏe của gan. Trong một nghiên cứu năm 2016, Jui-Tung Chen và nhóm của ông tại Đại học Y Jichi, Nhật Bản đã phát hiện ra rằng việc sử dụng Astaxanthin có thể giúp bảo vệ chức năng gan và ngăn ngừa bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

4.8. Giúp chế ngự sự phát tán của các tế bào ung thư

Astaxanthin là gì

Astaxanthin giúp chế ngự sự phát triển của các tế bào ung thư hiệu quả.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Astaxanthin có cả lợi ích ngắn hạn và dài hạn khi điều trị ung thư vú. Đặc biệt hơn, họ phát hiện ra rằng chất chống Oxy hóa giúp chế ngự sự phát triển của các tế bào ung thư vú.
Sử dụng astaxanthin trong 32 tuần cho thấy ức chế đáng kể sự hình thành và phát triển khối u ở chuột nhắt và chuột bị ung thư do hóa chất gây ra.

4.9. Tăng cường thể chất

Các bài tập luyện nặng, đòi hỏi nhiều sức lực như bơi lội, chạy, nâng tạ,... thường dẫn đến sự tích tụ Hormone căng thẳng Cortisol. Đồng thời, nó cũng như tăng giải phóng các gốc tự do chuyển hóa. Điều này gây nên Stress oxy hóa và có thể gây ra mệt mỏi, đau cơ trong và sau khi tập thể dục.
Astaxanthin có thể giúp tăng sức bền, tăng cường sức chịu đựng thể chất và giảm mức độ mệt mỏi trong và sau các bài tập chuyên sâu.

4.10. Giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer

Astaxanthin là gì

Các triệu chứng của bệnh Alzheimer bao gồm mất trí nhớ, lú lẫn, khó suy nghĩ,..

Các triệu chứng của bệnh Alzheimer bao gồm mất trí nhớ, lú lẫn, hành vi thất thường, khó suy nghĩ,...có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Hiện chưa có cách chữa trị nào cho tình trạng mãn tính này. Tuy nhiên, có một số liệu pháp tâm lý, thuốc và các lựa chọn điều trị khác có thể giúp giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ các triệu chứng.
Khi kết hợp với lối sống lành mạnh, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng Astaxanthin có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Điều này mang tính đột phá vì chất này có thể giúp giảm thoái hóa thần kinh và phục hồi một số chức năng thần kinh.

4.11. Làm giảm sự phát triển của bệnh Parkinson

Sự gia tăng căng thẳng Oxy hóa trong não được phát hiện là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh Alzheimer, bệnh đa xơ cứng,...
Giống như bệnh Alzheimer, bệnh Parkison là một căn bệnh thần kinh gây nên sự mất trí nhớ nghiêm trọng, sa sút trí tuệ,... Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh Parkinson. Tuy nhiên, đã có những ghi nhận về tác dụng đối với bệnh khi được điều trị bằng Astaxanthin. Chất này có khả năng ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của các triệu chứng.
Các chuyên gia tin rằng các đặc tính chống Oxy hóa và chống viêm của Astaxanthin đóng một vai trò trong việc bảo vệ ty thể và các tế bào thần kinh. Chất chống oxy hóa là một phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh Parkinson.

4.12. Có thể chữa bệnh vô sinh ở nam giới

Astaxanthin là gì


Các vấn đề về di truyền, chấn thương tinh hoàn, mức độ Stress Oxy hóa tinh trùng cao, béo phì và rối loạn nội tiết tố là những nguyên nhân chính gây vô sinh ở phái mạnh. Các chuyên gia và nhà khoa học đã tích cực nghiên cứu cách sử dụng chất chống Oxy hóa để đối phó với Stress Oxy hóa tinh trùng và chữa được bệnh vô sinh ở nam giới.
Những kết quả khả quan đầu tiên ở nam giới được điều trị bằng Astaxanthin là giảm số lượng tinh trùng chết, tăng số lượng và cải thiện tổng thể về sức sống tinh trùng và khả năng sinh sản. 

4.13. Giúp giảm bớt những triệu chứng mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là thời gian đặc biệt căng thẳng đối với bất kỳ phụ nữ nào. Các triệu chứng như lo lắng, căng thẳng, bốc hỏa và trầm cảm có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của họ. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung Astaxanthin giúp giảm các triệu chứng mãn kinh này. 

4.14. Giúp làm giảm các triệu chứng đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp

Astaxanthin là gì

Astaxanthin giúp giảm các triệu chứng đau, viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp, cùng với hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp. Nhờ các đặc tính chống Oxy hóa và chống viêm, Astaxanthin có thể giúp giảm các triệu chứng đau và viêm liên quan đến viêm khớp dạng thấp.

5. Astaxanthin có tác dụng phụ không?

Bên cạnh những lợi ích, bạn cũng cần hiểu rõ tác dụng phụ của Astaxanthin là gì để tránh những phản ứng không mong muốn.
Có thể khẳng định rằng, Astaxanthin sẽ an toàn tuyệt đối khi nó được tiêu thụ với hàm lượng có trong thực phẩm. Nó cũng an toàn khi dùng bằng đường uống như một chất bổ sung. Astaxanthin được sử dụng một cách an toàn với liều lượng từ 4 đến 40 mg mỗi ngày trong tối đa 12 tuần, hoặc 12 mg mỗi ngày trong 6 tháng. Bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng Astaxanthin kết hợp với các Carotenoid, Vitamin và khoáng chất khác ở mức 4 mg mỗi ngày trong vòng 12 tháng. 
Tác dụng phụ của Astaxanthin có thể là tăng nhu động ruột và màu phân đỏ. Astaxanthin liều cao có thể gây đau dạ dày. Khi dùng liều cực cao, khoảng 50mg Astaxanthin mỗi ngày, người ta có thể thấy da hơi ngả sang màu cam. Hiện chưa có cảnh báo nào về việc dùng Astaxanthin trong khi dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.

6. Những câu hỏi thường gặp về Astaxanthin

Nội dung sau đây tổng hợp một số thắc mắc phổ biến mà người dùng thường gặp khi tìm hiểu và sử dụng Astaxanthin.

Sự khác biệt giữa Astaxanthin tự nhiên và tổng hợp là gì?

Astaxanthin tự nhiên từ tảo Haematococcus Pluvialis là một dạng Astaxanthin vượt trội hơn nhiều so với các phiên bản tổng hợp có nguồn gốc từ hóa dầu. Astaxanthin tự nhiên có chất chống Oxy hóa mạnh hơn tới 20 lần, có thể mang lại lợi ích sức khỏe lớn hơn nhiều so với các phiên bản tổng hợp. Astaxanthin tổng hợp chưa được thử nghiệm rộng rãi về độ an toàn và sức khỏe như hợp chất có trong tự nhiên. Nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm theo một quy trình rất công phu để biến từ dầu thành Astaxanthin. Khi bạn ăn cá hồi nuôi trong trang trại, bạn cũng sẽ hấp thụ dạng Astaxanthin tổng hợp này.

  • Tôi nên dùng bao nhiêu Astaxanthin?

Liều lượng Astaxanthin được khuyến nghị là từ 2mg đến 12mg mỗi ngày tùy thuộc vào sức khỏe hiện tại và tình trạng sức khỏe bạn mong muốn. Nếu bạn không thường xuyên tiêu thụ nhiều hải sản tự nhiên nhưng vẫn có sức khỏe tốt, bạn nên sử dụng liều thấp 2-4mg Astaxanthin. Đối với những người bị đau khớp mãn tính, suy giảm thị lực hoặc da nhạy cảm, các chuyên gia khuyến nghị liều cao hơn 8-12mg Astaxanthin mỗi ngày.

  • Thời gian tôi nên dùng Astaxanthin để nó phát huy hiệu quả?

Bạn có thể dùng các sản phẩm bổ sung Astaxanthin trong bữa ăn.
Astaxanthin là một chất bổ sung hòa tan trong chất béo. Do đó, tốt nhất bạn nên dùng nó trong bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn có nhiều chất béo. Hầu hết Astaxanthin có dạng viên nang và được khuyến khích dùng cùng với thức ăn. Ngoài ra, bạn có thể dùng trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày đều được.

  • Khi nào tôi sẽ nhận thấy những lợi ích?

Bạn cần bổ sung Astaxanthin một vài tuần để nhận thấy những lợi ích mà nó mang lại. Nó không hoạt động qua đêm như một loại thuốc kê đơn mà là tích lũy sinh học trong cơ thể. Với thời gian bán hủy khoảng 16 giờ, việc bổ sung thường xuyên sẽ cung cấp Astaxanthin đầy đủ trong một vài tuần.
Astaxanthin hiện là một trong những Carotenoid được nhắc đến nhiều nhất, một loại sắc tố màu đỏ hồng được tìm thấy tự nhiên trong tảo và trong cá hồi, cua, tôm, tôm hùm và các loại hải sản khác. Đó cũng là thứ tạo cho màu lông hồng tuyệt đẹp của chim hồng hạc. Hy vọng thông qua bài viết của Nucos Nhật Bản, bạn đã nắm rõ Astaxanthin là gì, những lợi ích tuyệt vời cũng như liều lượng sử dụng của nó.
Để đạt được những lợi ích sức khỏe đầy đủ của Astaxanthin, bạn có thể nên ăn các loại thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa này ít nhất hai lần một tuần. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Astaxanthin nhờ các sản phẩm bổ sung từ thương hiệu có uy tín.

>>> Xem thêm bài cùng chủ đề: Uống collagen có trắng da không

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

📞 Hotline: 0938 114 402

🏠 Website: https://bit.ly/web-nucos

📷 Instagram: https://bit.ly/instagram-nucos

🌻 Shopee: https://bit.ly/shopee-nucos

🌟 Lazmall: https://bit.ly/lazadamall-nucos

🍀 Tiki : https://bit.ly/tiki-nucos-nhat-ban

Hoặc đến trực tiếp cửa hàng tại 163 Trần Huy Liệu, phường 8, quận Phú Nhuận, HCM để được nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn.

>>> Đọc thêm: Cách làm trắng da vùng cổ và gáy tại nhà hiệu quả và an toàn

>>> Đọc thêm: Da bị tăng sắc tố sau lăn kim phải làm sao để phục hồi?

>>> Đọc thêm: Anh sáng xanh có làm tổn hại da hay không?

>>> Đọc thêm: Làm trắng da và làm sáng da giống hay khác nhau?

>>> Đọc thêm: 12 thành phần làm trắng da thường được dùng trong mỹ phẩm

 

Gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

zalo